Israel bắt đầu xây rào chắn ở biên giới với Dải Gaza vào năm 1994 nhằm kiểm soát việc đi lại của người dân Palestine,áchHamaschọcthủngbứctườngsắttỷđôcủ789 bet sau khi hai bên ký kết hiệp ước hòa bình Oslo và công nhận sự tồn tại của nhau. Công trình từng trải qua nhiều lần xây lại và nâng cấp, gần nhất là vào năm 2021.
Rào chắn này dài 65 km, gồm hai lớp hàng rào thép gai cao 6 mét, trong đó lớp thứ hai là một hàng rào "thông minh", được lắp đặt hàng trăm camera, radar, thiết bị cảm biến và súng máy điều khiển từ xa.
Ở phía dưới hàng rào là một bức tường bê tông được xây ngầm, với độ sâu không được tiết lộ, nhằm ngăn lực lượng Hamas đào đường hầm xuyên qua biên giới như trong cuộc xung đột năm 2014.
Bức tường được xây dựng trong hơn 3 năm, sử dụng tổng cộng 140.000 tấn sắt thép, với tổng giá trị dự án hơn 1,1 tỷ USD. Cựu bộ trưởng quốc phòng Israel Benny Gantz hồi năm 2021 gọi hệ thống hàng rào biên giới này là một "bức tường sắt" chắn giữa Israel và Dải Gaza.
Tuy nhiên, trong cuộc tấn công hiệp đồng hôm 7/10 của Hamas, lớp phòng vệ tưởng như "bất khả chiến bại" này đã bị xuyên thủng một cách dễ dàng.
Cuộc tấn công bắt đầu khi hàng nghìn quả rocket được phóng từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel nhằm mục đích đánh lạc hướng. Trong lúc quân đội Israel tập trung đối phó với những loạt rocket liên tục được bắn lên, lính bắn tỉa Hamas từ bên trong Dải Gaza bắt đầu nhắm bắn vào các thiết bị cảm biến giám sát trên "bức tường sắt".
Cùng lúc đó, UAV Hamas bay qua hàng rào, thả thuốc nổ xuống tháp quan sát và các thiết bị điện tử, vô hiệu hóa năng lực giám sát và các khẩu súng máy khai hỏa từ xa ở biên giới của Israel.
"Đối phương bắn vào các camera lắp đặt ở hàng rào và sau một lúc thì chúng tôi không còn có thể quan sát được gì cả", một binh sĩ Israel cho biết.
Sau đó, Hamas sử dụng bộc phá và xe ủi đất để tạo ra các lỗ hổng trên hàng rào, tạo điều kiện để hơn 1.500 chiến binh tràn vào lãnh thổ Israel bằng xe gắn máy hoặc xe tải. Một số chiến binh khác thì xâm nhập bằng dù lượn gắn động cơ hoặc xuồng cao tốc.
Cuộc tấn công khiến Israel hoàn toàn bất ngờ và hứng chịu thiệt hại lớn, với hơn 1.400 người thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt cóc về Dải Gaza.
Ali Baraka, thủ lĩnh cấp cao của Hamas tại Lebanon, cho hay lực lượng này đã mất hai năm để lên kế hoạch tấn công Israel. Giới chuyên gia cũng nhận định Hamas đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho chiến dịch.
"Điểm cốt lõi trong kế hoạch là phải di chuyển các thiết bị đến vị trí cần thiết ít nhất là vài tuần trước khi phát động chiến dịch, sau đó giấu chúng đi bằng cách phủ bạt lên trên, cất vào trong các tòa nhà, bãi đỗ xe hoặc công trường", Michael E. O’Hanlon, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Brookings, trụ sở tại Washington, nói.
Theo ông, việc Hamas có thể đưa xe ủi đất tới gần hàng rào biên giới như vậy mà không bị phát hiện là điều "thật sự đáng kinh ngạc".
Dù vậy, thành công của Hamas chủ yếu được cho là do sai lầm từ phía Israel. Theo một số quan chức giấu tên của Tel Aviv, vào sáng hôm 7/10, tình báo nước này đã phát hiện dấu hiệu bất thường liên quan tới hoạt động liên lạc của Hamas và phát đi cảnh báo, song không nhận được phản hồi từ lực lượng ở biên giới, khiến Israel không có hành động phản ứng kịp thời.
Tuy nhiên, họ cho rằng sai lầm lớn nhất của Israel là quá phụ thuộc vào năng lực giám sát và hỏa lực từ xa của hàng rào điện tử, nhưng lại không có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nó.
"Phần quan trọng nhất của hệ thống hàng rào là các thiết bị phát hiện và cảnh báo", Matthew Levitt, giám đốc chương trình chống khủng bố tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, nhận định. "Một khi nó không giúp bạn biết trước rằng có ai đó đang tập trung ở biên giới, thì nó cũng không khác gì một hàng rào bình thường cả".
Các quan chức quốc phòng Israel cũng cho biết vào ngày Hamas tấn công, chỉ có một lượng nhỏ binh sĩ được giao nhiệm vụ canh gác ở biên giới với Dải Gaza, do phần lớn lực lượng đã được điều chuyển tới điểm nóng khác là Bờ Tây, nơi trước đó xảy ra một số vụ đụng độ với người biểu tình Palestine.
Việc sở hữu "bức tường sắt" ở Dải Gaza cũng là một lý do khiến các quan chức quốc phòng Israel cho rằng không cần thiết phải triển khai nhiều binh sĩ tại khu vực này.
Nhiều chỉ huy cấp cao của quân đội Israel được cho là đã tập trung ở một căn cứ gần biên giới với Dải Gaza vào thời điểm Hamas tấn công. Không ít sĩ quan trong số đó đã bị Hamas sát hại hoặc bắt cóc ngay trong những giờ đầu, khiến lực lượng Israel bị thiếu chỉ huy, hạn chế khả năng điều chuyển, tập trung lực lượng và lên kế hoạch phản kích.
Hình ảnh trên mạng xã hội cũng cho thấy một số binh sĩ nước này bị Hamas tập kích và sát hại trong lúc đang ngủ, một bằng chứng khác về sự thiếu đề phòng của Israel do quá phụ thuộc vào "hàng rào sắt".
Các sai lầm này bắt nguồn một phần từ thất bại được gọi là "thảm họa tình báo" của Israel, quốc gia nổi tiếng với mạng lưới do thám hàng đầu thế giới. Các chuyên gia cho rằng Hamas đã tiến hành một chiến dịch đánh lạc hướng kéo dài trong nhiều năm, khiến tình báo Israel tin rằng nhóm vũ trang Hồi giáo không có ý định tấn công nhà nước Do Thái.
Tình báo Israel đã không thể nắm bắt những thông tin quan trọng của Hamas do không cử được điệp viên xâm nhập sâu vào Dải Gaza và phải phụ thuộc vào công nghệ do thám, giám sát để thu thập tin tức. Hamas dường như cũng đã tìm ra cách phát hiện và vô hiệu hóa các công nghệ của Israel, qua đó có thể chủ động gài tin tức giả vào các kênh mà họ biết đang bị nghe lén.
Kết quả là cuộc tập kích hiệp đồng hôm 7/10 của Hamas hoàn toàn gây bất ngờ cho Israel, góp phần khiến "bức tường sắt" ở biên giới với Dải Gaza dễ dàng bị xuyên thủng.
"Khi hàng rào đó được dựng lên vài năm trước, chúng tôi tưởng mình đã an toàn", một cư dân ở khu định cư Be’eri gần biên giới với Dải Gaza, nói. "Nhưng cuối cùng đó chỉ là ảo tưởng".
Phạm Giang(TheoTimes of Israel, Washington Post)