Sau khi hội nhập cộng đồng,đãđưangườilangthangxinănvàocáccơsởxãhộ18+ hàn quốc nhiều người lang thang vẫn tiếp tục lang thang, xin ăn
Chiều 6.10, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Quyết định 812/2023 của UBND TP.HCM về quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang, xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác tại TP.HCM.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ ngày 16.3 đến nay, TP.HCM đã tập trung 894 người lang thang, xin ăn vào các cơ sở bảo trợ xã hội, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, dừng trợ giúp xã hội cho 367 người lang thang, xin ăn (số lượng dừng trợ giúp tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái).
Hiện nay, tại TP.HCM có 2 đơn vị tiếp nhận ban đầu người lang thang xin ăn là Trung tâm Hỗ trợ xã hội và Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần (đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM).
Sau khi tiếp nhận, 2 đơn vị sẽ xem xét nguyện vọng của người lang thang, xin ăn để giải quyết hồi gia, hội nhập cộng đồng hoặc chuyển họ đến các trung tâm hỗ trợ xã hội khác phù hợp. Riêng đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thần kinh, tâm thần thì cơ quan chức năng chỉ giải quyết hồi gia khi có người thực hiện đơn đề nghị.
Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh nhận định, qua 6 tháng triển khai thực hiện Quyết định 812, TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả, như cơ bản giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn, đặc biệt tại các khu vực nội thành.
Thời gian qua, người dân, các cơ quan báo chí đã chủ động thông tin, phản ánh trường hợp người xin ăn trên đường phố và các vụ việc có dấu hiệu chăn dắt người xin ăn để trục lợi cho các cơ quan chức năng. Cạnh đó, công tác phối hợp giữa ngành LĐ-TB-XH, ngành y tế, công an và các địa phương trong tiếp nhận người lang thang ăn xin trước khi bàn giao vào các cơ sở trợ giúp xã hội kịp thời, hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác tập trung người lang thang xin ăn còn một số khó khăn, điển hình là sau khi hội nhập cộng đồng, nhiều người lang thang vẫn tiếp tục đi lang thang, xin ăn; công tác tuyên truyền để người dân không trực tiếp cho tiền người xin ăn chưa đạt hiệu quả. Chưa kể hiện vẫn còn xuất hiện tình trạng người lang thang, xin ăn tại một số địa bàn, đặc biệt vào các dịp lễ, tết, bến xe, chợ truyền thống...
Ngăn chặn lợi dụng người yếu thế để trục lợi
Tham luận tại hội nghị, Phó giám đốc Công an TP.HCM Nguyễn Đình Dương cho biết 9 tháng đầu năm 2023, qua tuần tra, kiểm soát đã phát hiện 1.071 trường hợp liên quan đến người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng, không có nơi cư trú ổn định.
Song song đó, công an phường, xã, thị trấn chủ động thực hiện tốt công tác xác minh nơi cư trú phục vụ công tác giải quyết hồi gia; tăng cường tuần tra, kiểm soát, rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện, phối hợp Phòng LĐ-TB-XH lập hồ sơ giải quyết các trường hợp xin ăn, sinh sống nơi công cộng như trước cổng các siêu thị, chợ, bệnh viện, bến xe, khu vui chơi giải trí và các giao lộ lớn trên địa bàn...
Thời gian tới, Công an TP.HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo công an quận, huyện và TP.Thủ Đức phối hợp cơ quan quản lý lao động thực hiện cao điểm tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn, người nghiện ma túy không có nơi cư trú tại TP.HCM đến các đơn vị hỗ trợ xã hội.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh rà soát để kịp thời báo cáo kết quả việc phát hiện, ngăn chặn tình trạng chăn dắt, lợi dụng người yếu thế đi xin ăn để trục lợi; vận động người dân tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, tố giác đối tượng chăn dắt, trục lợi người yếu thế.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 6.10